Toàn cảnh chuyển đổi số doanh nghiệp 2022

Đăng ngày: 20/01/2022

1. Những dự báo lạc quan về kinh tế 2022

Ngân hàng đầu tư JP Morgan của Mỹ đã đưa ra dự báo rằng năm 2022 sẽ đánh dấu sự kết thúc của đại dịch COVID-19 và chứng kiến sự phục hồi kinh tế toàn cầu.Báo cáo triển vọng kinh tế thế giới năm 2022 của JPMorgan cho biết, vaccine và các phương pháp điều trị mới sẽ giúp “dập” dần đại dịch và dẫn đến sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ theo chu kỳ, hoạt động di chuyển sôi động trở lại. Đây cũng là tín hiệu dự báo đáng mừng cho các doanh nghiệp đang trên đà khôi phục lại hoạt động sản xuất, tái phục hồi kinh doanh và trở lại đường đua chuyển đổi số trong năm 2022.

  Những dự báo lạc quan cho tương lai 2022

2. Chính phủ và những cam kết “thúc đẩy chuyển đổi số”

“Năm 2022 sẽ có 3 gói hỗ trợ giúp doanh nghiệp chuyển đổi số toàn diện” Thông tin này được đưa ra tại hội thảo “Đẩy mạnh chuyển đổi số toàn diện – Giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển trong trạng thái bình thường mới” do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam tổ chức sáng 15/12.Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Hoàng Quang Phòng cho rằng, để thích ứng với trạng thái bình thường mới do đại dịch Covid-19 đặt ra những vấn đề mới cho quản lý trên bình diện quốc gia và toàn cầu. Nhưng hiện nay vẫn còn nhiều doanh nghiệp đang gặp khó về chi phí đầu tư, ứng dụng công nghệ; khó khăn do thói quen, tập quán kinh doanh, thiếu nguồn nhân lực để ứng dụng công nghệ số…


3. Công bố 3 gói hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số năm 2022

Nằm trong Chương trình Hỗ trợ doanh nghiệp Chuyển đổi số giai đoạn 2021-2025, 3 gói hỗ trợ bao gồm:

  • Gói 1: hỗ trợ bắt đầu chuyển đổi số cho có quy mô nhỏ, những doanh nghiệp bắt đầu chuyển đổi số, ngân sách nhà nước dành một phần kinh phí từ 20 triệu đến 50 triệu đồng/năm
  • Gói 2: Tăng tốc chuyển đổi số cho các doanh nghiệp đang tăng trưởng, hỗ trợ không quá 100 triệu đồng/năm đối với các đối tượng doanh nghiệp vừa
  • Gói 3:  hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số hướng đến thị trường xuất khẩu, hỗ trợ tối đa 50% kinh phí khởi tạo, duy trì tài khoản trên các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới.

4. Nhu cầu chuyển đổi số trở nên cấp thiết để doanh nghiệp đổi mới

Tại Hội thảo, Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp (Bộ Thông tin và Truyền thông) Nguyễn Trọng Đường nhấn mạnh, phát triển kinh tế số là bắt buộc phải nhắc đến chuyển đổi số. Bộ đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ với mục tiêu mỗi năm tối thiểu thúc đẩy 30 nghìn doanh nghiệp tiếp cận các nền tảng kỹ thuật số. Dù vậy, trong năm 2021, chỉ mới có 16 nghìn doanh nghiệp tiếp cận được, một con số quá nhỏ so với mức 800 nghìn doanh nghiệp.

  Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp (Bộ Thông tin và Truyền thông) Nguyễn Trọng Đường

 Theo TS Võ Trí Thành – Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh cho biết: Con số doanh nghiệp chuyển đổi số mỗi năm lại càng hạn chế so với mục tiêu. Do vậy, Việt Nam vẫn là nước trung bình về chuyển đổi số trong khối ASEAN. Bởi, kể từ khi Việt Nam bắt đầu sử dụng thuật ngữ chuyển đối số cách đây 3 năm (năm 2019), đến nay nhận thức về chuyển đổi số đã có chuyển biến nhưng hành động vẫn mang tính phong trào, bước đầu chỉ có chút khởi sắc.TS Võ Trí Thành nhấn mạnh, để doanh nghiệp chuyển đổi số tốt cần đảm bảo 5 yếu tố gồm: Tư duy nhận thức của người đứng đầu, cuộc cách mạng về thể chế, nguồn nhân lực, hạ tầng và tinh thần doanh nghiệp sáng tạo. Ngoài ra, quá trình chuyển đổi số phải gắn với chiến lược kinh doanh thực, phải nghĩ lớn nhưng làm từng bước nhỏ và phải có ý nghĩa lan tỏa, kết nối đối tác với khách hàng và sản phẩm. Cuối cùng là vai trò người đứng đầu, những doanh nghiệp chuyển đổi số tốt thường có giám đốc công nghệ.

(Nguồn: fastwork)