1. Hợp đồng điện tử là gì?
Theo quy định được ban hành tại Điều 33, Luật giao dịch điện tử 2005 có quy định về nội dung giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử:
“Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử”
Trong đó, phương tiện điện tử được hiểu là các phương tiện được hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quan học, điện tử hoặc công nghệ tương tự.
2. Những đặc điểm của hợp đồng điện tử
- Thông tin hợp đồng được thể hiện bằng dữ liệu điện tử. Mọi thông tin trong hợp đồng đều được lưu trữ dưới dạng điện tử.
- Có sự tham gia ít nhất 3 chủ thể trong hợp đồng. Trong hợp đồng truyền thống thì hai chủ thể phổ biến là bên bán và bên mua thì hợp đồng điện tử còn xuất hiện thêm chủ thể thứ ba là người đứng giữa hai chủ thể kia. Đó có thể là nhà cung cấp mạng hoặc cơ quan chứng thực chữ ký điện tử. Đây được xem là người có thẩm quyền hỗ trợ hợp đồng mang tính giá trị pháp lý.
- Hạn chế một số giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử: Đối với một số ngành nghề như bất động sản, các vấn đề về dân sự thì hợp đồng điện tử bị hạn chế về giá trị pháp lý.
- Truy cập ở mọi nơi – mọi lúc: nhờ việc sử dụng hệ thống công nghệ 4.0 mà hợp đồng điện tử có thể ký kết thỏa thuận ở bất kỳ nơi đâu một cách dễ dàng.
2.1 Sự khác biệt giữa hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thống
Hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thông đều được xây dựng dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên với nhau về các vấn đề xác lập, thay đổi, chấm dứt hay quyền và nghĩa vụ. Những cam kết đều được dựa trên cơ sở pháp lý và bắt buộc hai bên phải tuân thủ quy định đã được ghi rõ trong hợp đồng.
Ngoài ra, hợp đồng điện tử và hợp đồng truyền thông có có những điểm khác biệt, cụ thể như:
2.1.1 Căn cứ pháp lý
Hợp đồng điện tử
- Luật giao dịch điện tử 2005
- Luật thương mại 2005
- Nghị định số 130/2018/NĐ-CP về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số
Hợp đồng truyền thống
- Bộ luật Dân sự năm 2015
- Luật Thương mại năm 2005
2.1.2 Phương thức thực hiện
Hợp đồng điện tử
- Sử dụng các văn bản bằng điện tử
- Các giao kết đều được ký bằng chữ ký điện tử trên hợp đồng
Việc thực hiện hợp đồng có thể diễn ra bất kỳ thời điểm nào mà hai bên tham gia không cần gặp mặt trực tiếp
Hợp đồng truyền thống
Hiện nay, có nhiều phương thức giao kết được thực hiện phù hợp giữa hai bên thỏa thuận như:
- Giao dịch bằng văn bản
- Giao dịch bằng lời nói
- Giao dịch bằng hành động
Các giao dịch đều phải thực hiện bằng chữ ký tay và hai bên tham gia bắt buộc phải gặp mặt trực tiếp để thỏa thuận rồi mới đi đến ký kết hợp đồng.
2.1.3 Chủ thể tham gia
Hợp đồng điện tử
- Bên mua và bên bán
- Bên thứ ba: nhà cung cấp dịch vụ mạng, cơ quan chứng thực chữ ký
Hợp đồng truyền thống
- Bên mua và bên bán
2.1.4 Phạm vi áp dụng
Hợp đồng truyền thống
Được áp dụng mọi lĩnh vực trong cuộc sống, kinh doanh
Hợp đồng điện tử
Ngoại trừ áp dụng đối với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và các bất động sản, các văn bản về thừa kế, quyết định ly hôn, giấy khai sinh, khai tử hay giấy đăng ký kết hôn và các giấy tờ có giá trị khác.
2.2 Hợp đồng điện tử – phương thức an toàn mùa dịch dành cho doanh nghiệp
Nhờ việc thực hiện phần mềm hợp đồng điện tử trên nền tảng công nghệ và hai bên tham gia không phải gặp mặt trực tiếp, mà hợp đồng điện tử đã và đang trở thành một trong những giải pháp cực kỳ cần thiết đối với doanh nghiệp trong mùa dịch covid.
Hợp đồng điện tử giúp doanh nghiệp có thể dễ dàng thực hiện các giao dịch hợp đồng doanh nghiệp khi toàn thế giới đang siết chặt các biện giáp giãn cách xã hội.
Bên cạnh đó, việc sử dụng các dịch vụ hợp đồng điện tử có thể không gặp mặt trực tiếp sẽ giảm thiểu việc lây lan dịch bệnh, đảm bảo an toàn về sức khỏe cho nhân viên tại doanh nghiệp.
2.3 Hợp đồng điện tử mang đến lợi ích gì cho doanh nghiệp?
Hợp đồng điện tử ngoài việc giúp doanh nghiệp đảm bảo tính an toàn trong mùa dịch covid thì còn mang lại nhiều tính năng nổi trội như:
- Thiết lập biên bản, hợp đồng và quản lý trên hệ thống điện tử
- Phát hành, điều trình và quản lý hợp đồng dễ dàng trên các thiết bị điện thoại thông minh
- Dễ dàng tích hợp với phần mềm xuất hóa đơn điện tử và các phần mềm quản trị khác
- Được xây dựng theo mô hình “mẹ-con”, phân cấp từ cao xuống thấp, giúp dễ dàng hơn trong việc quản lý đội ngũ nhân viên
Vậy hợp đồng điện tử mang đến lợi ích gì cho doanh nghiệp?
- Tiết kiệm được nhiều chi phí về giấy tờ, nhân viên và thời gian
- Ký số đồng loạt, không giới hạn số lượng
- Sẵn sàng kỹ hợp đồng mọi lúc, mọi nơi và mọi chữ kỹ
- Tính an toàn được thiết lập cao, việc quản lý, lưu trữ tài liệu được thực hiện dễ dàng nhanh chóng
2.4 EasyContract – giải pháp quản lý hợp đồng điện tử của MAX Solution
EasyContract thuộc bộ giải pháp “Văn phòng số online” của MAX Solution bao gồm hợp đồng điện tử, hóa đơn điện tử và chữ ký số. EasyContract tích hợp đầy đủ các chức năng cần thiết của một hợp đồng điện tử, đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn kỹ thuật và giá trị pháp lý.
Tại sao các doanh nghiệp nên lựa chọn chúng tôi?
Với nhiều năm hoạt động trong đa lĩnh vực như CRM, ERP, Digital Marketing, Phần mềm, Website/ Mobile, WiFi Marketing, Trí tuệ nhân tạo (AI)…. MAX Solution tự hào cung cấp các mô hình giải pháp công nghệ linh hoạt và hiệu quả cao hỗ trợ toàn diện quá trình số hoá vận hành của Doanh nghiệp.
- Đội ngũ chuyên gia tư vấn chuyển đổi số chuyên nghiệp
- Nhiều giải pháp được tích hợp và dễ dàng đồng bộ
- Đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu mở rộng của khách hàng trong chuyển đổi số
- Triển khai các ứng dụng nhanh chóng
- Hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp pháp triển