Odoo hỗ trợ các chiến lược lấy hàng trong kho nào?

Khác với một số phần mềm kế toán khác chỉ quản lý kho dựa trên số lượng và giá vốn hàng mua, Odoo cho phép quản lý VẬN HÀNH chi tiết trong một (hoặc nhiều) kho với các tính năng:

  1. Khai báo vị trí trong kho (khu vực, quầy, kệ, tầng, v.v..)
  2. Hỗ trợ vận hành bằng barcode (bao gồm các barcode chuẩn quốc tế như GS1)
  3. Khai báo chiến lược cất hàng (putaway rule)
  4. Xử lý các chiến lược lấy hàng (picking strategy) như Single Order Picking, Wave Picking, Batch picking, Cluster picking.

Chiến lược lấy hàng (picking strategy) là một trong các yếu tố quan trọng cần phải xác định khi tổ chức vận hành kho. Các quy trình này ảnh hưởng tới:

  1. Số lượng nhân sự trong kho: tổ chức lấy hàng càng hiệu quả, kho càng cần ít nhân sự
  2. Thời gian đi lấy hàng: đặc biệt với các kho lẻ có số lượng đơn nhiều, mỗi đơn pick chỉ 1-5 hàng hóa. Việc cho phép pick nhiều đơn cùng 1 lúc sẽ tối ưu thời gian.
  3. Sai sót khi lấy nhầm hàng: nếu một đơn hàng bị lấy nhầm mã, việc này sẽ tăng khối lượng công việc và chi phí từ việc lấy lại hàng sai, sắp xếp lại hàng hóa vào kệ, lấy hàng mới và đôi khi phải đền bù cho khách.
  4. Tốc độ luân chuyển hàng hóa: việc sắp xếp các mặt hàng luân chuyển cao cần được đưa ra gần cửa đi lấy hàng giúp tối ưu thời gian đi lấy hàng nhanh chóng

Video bên dưới sẽ cho bạn cách nhìn trực quan hóa một số chiến lược picking cơ bản và thường được áp dụng trong các kho cỡ nhỏ và vừa.


Các chiến lược lấy hàng cơ bản bao gồm:

  1. Single order picking: áp dụng khi số đơn đặt hàng thấp, số dòng hàng cần lấy mỗi đơn ít. Đây là hoạt động cơ bản nhất, áp dụng khi 1 nhân viên lấy hơn 30 đơn hàng 1 ngày trong diện tích kho dưới 2000m2.
  2. Wave picking: áp dụng khi số đơn đặt hàng thấp - trung bình, số dòng hàng cần lấy mỗi đơn từ 3-5 mã hàng nhưng mỗi mặt hàng lấy số lượng lớn. Mỗi nhân viên phụ trách sẽ chỉ lấy nhiều số lượng cho 1 mã hàng và đem về khu vực chia hàng / đóng gói. Áp dụng khi kho có đủ diện tích vì cần 1 khu vực consilidation (chia hàng về các đơn). Wave thường hiệu quả nhất khi đặc thù kho yêu cầu 1 mã hàng số lượng rất lớn hoặc hàng hóa cồng kềnh.
  3. Batch picking: áp dụng khi số lượng đơn đặt hàng cao, số dòng hàng cần lấy mỗi đơn từ 3-5 mã hàng, mỗi mặt hàng lấy số lượng ít chỉ 1-2 items cho một mã hàng. Nhân viên sẽ gom số lượng phiếu lấy hàng và đi lấy toàn bộ hàng của các phiếu để đem về khu vực chia hàng.
  4. Cluster picking: áp dụng cho kho diện tích vừa và nhỏ, số lượng đơn hàng cao, số dòng hàng cần lấy mỗi đơn từ 3-5 mã hàng, mỗi mặt hàng lấy số lượng ít. Điểm khác biệt của cluster picking so với batch picking là nhân viên sẽ đặt đúng sản phẩm và từng khay riêng biệt, mỗi khay là 1 đơn / phiếu lấy hàng, trong quá trình đi lấy hàng. 

Bạn có thể xem video clip này (bằng tiếng Anh) để hiểu thêm về các chiến lược lấy hàng mà Odoo hỗ trợ

Bạn có thể xem hướng dẫn của Odoo để thiết lập các chiến lược lấy hàng tại link này.

Để hiểu được đầy đủ ý nghĩa của các chiến lược lấy hàng trong thực tế, tốt nhất bạn nên mô phỏng lại hoạt động hàng hóa, thử nghiệm trong khu vực nhỏ trước khi phổ biến trên toàn kho. Một phương án khác là bạn có thể thuê tư vấn tổ chức hoạt động kho từ các chuyên gia có kinh nghiệm.

7 lý do nên dùng Odoo Enterprise và Odoo.sh